15 lượt mua
Hotline khách sỉ:
094 2372211NXB | Nhà xuất bản Hà Nội | Người dịch: | |
Năm XB: | 2019 | Loại sách: | Ebook; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 626 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-55-4156-2 | Mã ISBN Điện tử: | 978-604-339-869-4 |
Trong Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiền do Nhà xuất bản Hà Nội thực hiện, hạng mục điều tra, sưu tầm tư liệu về văn hiến Thăng Long là một nội dung trọng tâm, đặc biệt là các tư liệu nước ngoài liên quan đến Việt Nam. Kết quả đạt được là một loạt những đầu sách quý giá được biên soạn và xuất bản năm 2010 ở giai đoạn I của Dự án, trong đó có cuốn Thanh thực lục - Quan hệ Thanh -Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
Từ kho tàng tư liệu khổng lồ Thanh thực lục gồm 4433 quyển, trải dài suốt 13 triều Thanh, từ Mãn Châu thực lục đến Tuyên Thống chính kỷ, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo đã dày công nghiên cứu, dịch thuật và biên soạn bộ sách Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỷ XX, gồm 2 tập. Cuốn sách tuyển chọn giới thiệu 1176 văn bản qua 10 triều nhà Thanh (Thuận Trị - Thế Tổ thực lục, Khang Hy - Thánh Tổ thực lục, Ung Chính - Thế Tông thực lục, Càn Long - Cao Tông thực lục, Gia Khánh - Nhân Tông thực lục, Đạo Quang - Tuyên Tông thực lục, Hàm Phong - Văn Tông thực lục, Đồng Trị - Mục Tông thực lục, Quang Tự - Đức Tông thực lục, Tuyên Thống - Tuyên Thống chính kỷ) có liên quan đến Việt Nam. Văn bản sớm nhất trong Thanh Thế Tổ’ thực lục thuộc ngày Đinh Sửu, tháng 6 niên hiệu Thuận Trị thứ 4 (9/7/1647), ở Đại Việt tương đồng với triều vua Lê Chân Tông niên hiệu Phúc Thái năm thứ 5, Nam Hà Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan Nhân Quận công Trần Tông Hiếu Chiêu năm 12. Văn bản cuối cùng 1176 trong Tuyên Thống chính kỷ ngày 25/2 năm Tuyên Thống thứ 3 (25/3/1911), tương đồng với triều Nguyễn năm Duy Tân thứ 5. Như vậy các văn bản giới thiệu gồm hầu hết những ghi chép có liên quan đến lịch sử quan hệ Trung Quốc - Việt Nam trong 265 năm (1647 - 1911), tức là gần suốt thời gian tồn tại của nhà Thanh, chỉ thiếu 3 năm đầu (1644 -1646). Trong các Thực lục nhà Thanh, thời Càn Long - Cao Tông thực lục có nhiều văn bản nhất có nội dung quan hệ với An Nam với 456 văn bản, chiếm gần 40% dung lượng sách. Còn cuốn sách xuất bản năm 2010 nói trên, mà chủ yếu là Cao Tông thực lục, mới chỉ giới thiệu số lượng văn bản ở mức độ khá khiêm tốn là 209 văn bản gồm 198 văn bản thời Càn Long (Cao Tông thực lục) và 11 văn bản thời Gia Khánh (Nhân Tông thực lục). Như vậy ở lần xuất bản này, riêng đời Càn Long chúng tôi bổ sung thêm tới 258 văn bản của Cao Tông thực lục.
Các văn bản được tuyển chọn, giới thiệu trong sách là tập hợp sử liệu thuộc nhóm các chuyên đề về quan hệ quốc tế, tức sách Thanh thực lục: Việt Nam, Miến Điện, Thái Quốc, Lão Qua sử liệu trích sao(1) do Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986. Tác giả Hồ Bạch Thảo đã kỳ công đối chiếu tập hợp các văn bản này với nguyên bản gốc Thanh thực lục để đảm bảo những nội dung liên quan đến Việt Nam được trích lục gần như toàn vẹn. Chúng tôi cũng đã phát hiện bổ sung thêm 3 văn bản mà không rõ vô tình hay hữu ý, không có trong cuốn của Vân Nam nhân dân xuất bản xã xuất bản năm 1986. Đó là các văn bản số 389, 467, 495, với các nội dung có giá trị. Để giúp các nhà nghiên cứu tiện đối chiếu, chúng tôi in toàn văn nguyên bản chữ Hán do Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986.
Tuy không thể tin cậy hoàn toàn, nhưng có thể nói về đại thể, hầu hết các sự kiện và tình tiết trong Thanh thực lục trùng khớp với lịch sử Việt Nam. Nhờ vậy, với lượng thông tin phong phú, cuốn sách sẽ hữu ích cho các nhà sử học trong việc nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam.
Bình luận