15 lượt mua
Hotline khách sỉ:
094 2372211NXB | Nhà xuất bản Hà Nội | Người dịch: | |
Năm XB: | 2020 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 13 x 20.5 | Số trang: | 312 |
Quốc gia: | Ngôn ngữ: | vi | |
Mã ISBN: | 978-604-55-6113-3 | Mã ISBN Điện tử: |
Là một nhà tư tưởng kiệt xuất, Người còn là nhà tổ chức thiên tài sáng lập ra đảng cách mạng chân chính, khai sinh ra chế độ đân chủ cộng hòa với bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đánh thắng “hai đế quốc to”, đưa dân tộc và nhân dân ta từ nô lệ tới tự do và làm chủ, đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Người đã mở ra một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vẻ vang dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Thời đại đó cũng đồng thời là kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, hòa trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới hiện đại, trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Với trí tuệ mẫn tiệp, tư duy khoáng đạt và tư tưởng sáng tạo đầy bản lĩnh, Người có tư tưởng hội nhập từ rất sớm, mong muốn dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, tiếp thu tinh hoa nhân loại để phát triển. Xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải là một xã hội văn hóa cao, một xã hội giàu mạnh, văn minh và hiện đại. Hoài bão, ham muốn, ham muốn tột bậc của Người là nước nhà phải được độc lập, dân tộc và đồng bào mình phải có tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và làm chủ. Mỗi người Việt Nam phải được phát triển tất cả những khả năng, năng lực sẵn có của mình. Bởi vậy, Người đặc biệt quan tâm tới chiếh lược “trồng người”, coi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc gốc của Đảng. Sự nghiệp cách mạng phá cái cũ lỗi thời, lạc hậu đổi ra cái mới tốt đẹp, tiến bộ và phát triển, mà phát triển quan trọng nhất là phát triển con người, cho nên mọi công việc đặt ra trong xây dựng, kiến thiết chế' độ mới thì “đầu tiên là công việc với con người”, cũng như trù tính mọi việc cho hiện tại và tương lai, Người căn dặn "trước hết nói về Đảng" mà trong việc xây dựng, chỉnh đốn lại Đảng, Người nhấn mạnh đầu tiên là đoàn kết. Để phát huy truyền thống cực kỳ quý báu đó của Đảng và của nhân dân ta, Người căn dặn các đồng chí trong Đảng, từ Trung ương đến các chi bộ, phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Đoàn kết và đại đoàn kết để đi tới thành công và đại thành công, đó chẳng những là một tổng kết lớn của Người mà còn trở thành chiếh lược, đường lối chiếh lược của cách mạng luôn nhất quán trong tư duy và hành động của Người.
Tự do là khát vọng nổi bật và luôn thường trực trong suy nghĩ và hành động của Người, trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi mà Người dấn thân, từ những năm tháng
thân của tư tưởng cao quý như thế, là sự thực hành đầy đủ, tốt đẹp nhất phương châm sống ở đời và làm người như thế. Tấm lòng chân thành, sự nâng niu, tin cậy và tôn trọng giá trị con người, tình thương yêu mênh mông đối với con người và nhân loại của Người, đó là một trong những giá trị nổi bật, nổi trội nhất của Hồ Chí Minh. Mang những giá trị đó, Hồ Chí Minh là hình ảnh của dân tộc, kết hợp tinh hoa dân tộc với khí phách của thời đại.
Có một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị và văn hóa của toàn Đảng, toàn dân. Đó là 5 tác phẩm tiêu biểu trong di sản tư tưởng của Người đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Ngày 01-01-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về việc công nhận (đợt I) 30 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia. Trong số 30 bảo vật quốc gia được công nhận đợt đầu này có 5 tác phẩm tiêu biểu trong di sản của Người. Đó là:
1. Cuốn Đường Kách mệnh, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
2. Tác phẩm thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
3. Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Bản thảo Lời kêu gọi đong bào và chiến sĩ cả nước (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17-7-1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
5. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc, Bác Hồ viết từ ngày 10-5-1965 đến ngày 19-5-1969, hiện lưu giữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
Bình luận