Di tích Khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thang Long - Xa Tac altar archaeological site)
(Thang Long - Xa Tac altar archaeological site)
4.5
3501
Lượt xem
7
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
302
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4450-1
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-031-3

Trong 2 tháng 5, 6 năm 2006, cán bộ Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khảo sát để chuẩn bị cho đợt thám sát và khai quật khảo cổ học tìm vết tích đàn Xã Tắc ở ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội (Công văn số 437/VHTT của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 19/4/2006) nhằm phục vụ công tác mở đường vành đai I (đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa).

Sau đó, cuộc thám sát, khai quật đã được tiên hành trong khoảng tháng 10 - 12/2006 và đã tìm thấy một số dầu tích kiến trúc, di vật có niên đại vào khoảng thế kỷ XI - XVIII) nằm bên trên các lớp văn hoá có niên đại khoảng 10 thế kỷ sau Công nguyên và lớp văn hoá Phùng Nguyên có niên đại khoảng 3.500 năm cách ngày nay.

Mỗi loại hình di tích ở đây đều có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hoá của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là di tích đàn Xã Tắc.

Theo sử sách, đàn Xã Tắc Thăng Long được Lý Thái Tông xây dựng ở bên ngoài cửa Trường Quảng (tức Ô Chợ Dừa ngày nay). Đàn tê này phát triển trong suốt thời Lý - Trần - Lê, bị mai một và mất hẳn vào khoảng giữa thế kỷ XX.

Cho đên cuôi năm 2006, cuộc khai quật đã tìm lại được một chút ít dấu tích móng nền và di vật. Đặc điểm di tích, di vật và nghiên cứu so sánh tổng hợp, địa hình, địa danh đã cho thầy các dấu tích ít ỏi còn lại đó đúng là dấu tích của đàn Xã Tắc.

Uy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tổ chức 2 cuộc hội thảo về kết quả khai quật. Cuộc hội thảo ngày 19/01/2000 do Uy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Quốc Triệu (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội), GS.TS. Đỗ Hoài Nam (Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam), GS. Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam), GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) nhất trí kết luận: “Địa điểm thăm dò khảo cổ đúng là khu vực đàn Xã Tắc Thăng Long có niên đại kéo dài suốt từ thế kỷ XI đến thế kỉ XVIII" (Báo cáo số 07/BC-UBND ngày 27/01/2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ).

Hiện nay di tích đã được bảo tồn dưới lòng đất, công cuộc nghiên cứu các di tích và di vật xuất lộ về cơ bản đã kết thúc, con đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa đã hoàn thành được đặt tên là đường Xã Đàn để gợi nhớ về đàn Xã Tắc xưa ở đây.

Để hướng tới kỷ niệm 1000 năm thành lập kinh đô Thăng Long (1010 - 2010), Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đã chủ trương công bố kết quả nghiên cứu về di tích đàn Xã Tắc nói riêng và toàn bộ kết quả nghiên cứu khảo cổ ở địa điểm đàn Xã Tắc. Vì địa điểm này có 3 loại hình di tích khác nhau nằm chồng lên nhau cho nên trong công bô này khi nói chung về địa điểm chúng tôi gọi đây là địa điểm ĐÀN XÃ TẮC vì lý do ở đây có di tích đàn Xã Tắc. Còn khi nói riêng về đàn thì bỏ chữ địa điểm và viết bình thường là đàn Xã Tắc để phân biệt.

Bình luận

0/1500

Tuyển tập hay nhất

Tuyển tập hay nhất