Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội (từ đầu thế kỷ XIX đến nay)
4.5
5540
Lượt xem
8
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
586
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4158-6
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-019-1

Bạn đọc hẳn sẽ cảm thấy vui mừng vì đang được cầm trên tay một cuốn sách nghiên cứu về địa danh từ cách tiếp cận lịch đại không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Công trình đặt mục tiêu tìm hiểu, khôi phục, nghiên cứu quá trình biến đổi địa danh hành chính khu vực Thăng Long - Hà Nội truyền thống (tập trung chủ yếu vào hai huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương) nhằm tìm ra nguyên tắc xây dựng, cấu tạo và giá trị lịch sử - văn hóa của lớp địa danh hành chính khu vực này trong các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của Hà Nội, góp phần xây dựng quy hoạch đặt tên các địa danh Hà Nội trong tương lai. Qua đó, cuốn sách đã tái hiện một bức tranh đầy màu sắc, hết sức sinh động và mang tính khoa học về hệ thống địa danh hành chính khu vực Thăng Long - Hà Nội truyền thống từ thế kỷ XIX đến nay.

Từ trước đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về địa danh Hà Nội, trong đó đặc biệt phải kể đến các từ điển hay những công trình nghiên cứu địa danh kinh thành Thăng Long, Hà Nội cổ và Hà Nội ngày nay rất công phu, khoa học. Những nghiên cứu một cách có hệ thống từ phương thức tiếp cận khu vực học, theo tiến trình lịch sử phát triển đô thị, có kết hợp xem xét nhiều nhân tố (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ...) thì có lẽ đây là công trình đầu tiên. Các kết quả nghiên cứu mà cuốn sách có được sẽ là dấu mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu về địa danh Hà Nội xưa và nay.

Cuốn sách được viết công phu với hai nội dung chính là phần khảo cứu và phần tra cứu:

* Phần khảo cứu: Trình bày các kết quả khảo cứu đặc trưng hệ thống địa danh hành chính khu vực Thăng Long - Hà Nội trong 4 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn thế kỷ XIX trước thời kỳ Pháp thuộc (1802 -1887); Thời kỳ Pháp thuộc (1888 - 1945); Giai đoạn tạm chiếm (1945 -1954); Giai đoạn từ năm 1945 tới nay. Các thông tin về phân bố địa danh thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX được minh họa bằng 38 bản đồ, sơ đồ. Trong đó, 33 bản đồ, sơ đồ được khôi phục nhằm tái hiện sự phân bố địa danh hành chính một số giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. 05 bản đồ còn lại là những bản đồ hành chính từ năm 1954, thể hiện những thay đổi về mặt địa giới hành chính quan trọng của Hà Nội từ khi giải phóng Thủ đô đến nay.

* Phần tra cứu: Được chia thành phần I và phần II.

Phần tra cứu I được trình bày dưới dạng từ điển, mô tả cô đọng các thông tin liên quan đến hơn 500 đơn vị địa danh các cấp hành chính khu vực Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến nay.

Phần tra cứu II cũng được trình bày dưới dạng từ điển tên gọi các phố thời Pháp thuộc (khoảng gần 400 mục từ) bao gồm thông tin về vị trí hành chính trước kia, quá trình thay đổi tên gọi của phố' từ khi hình thành tới nay, với thời gian gốc là giai đoạn Pháp thuộc và một số thông tin vắn tắt về nhân thân của đối tượng được lấy làm tên phố.

Được chắt lọc từ các kết quả nghiên cứu chính của đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiệm thu năm 2014, “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội (từ đầu thế kỷ XIX đến nay)” là một công trình khoa học, công phu, nghiêm túc, đạt tới trình độ cao của khoa học liên ngành. Bên cạnh đó, công trình được tiến hành bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học có bề dày kinh nghiệm, người đã sớm tiếp cận và nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này từ nhiều năm, nên cuốn sách thực sự có sức cuốn hút và tính thuyết phục cao.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất