Gia đình Thăng Long - Hà Nội
4.5
1670
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
458
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4167-8
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-028-3

Gia đình là một hiện tượng tất yếu trong xã hội loài người. Nó vừa mang tính phổ biến lại vừa mang tính độc đáo. Việc con người tách ra từng nhóm nhỏ để sống thoải mái hơn, quan tâm đến những người thân yêu của mình được nhiều hơn là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, phải mất hàng triệu năm, kể từ khi hình thành xã hội loài người, con người mới làm được điều đó. Như vậy, xã hội có trước, gia đình có sau nhưng từ khi gia đình ra đời, nó làm thay đổi hẳn bộ mặt xã hội, khiến cho xã hội quy mô và trật tự hơn. Việc xã hội được chia thành các nhóm nhỏ là các thiết chế xã hội sẽ làm cho xã hội dễ quản lý hơn. Không chỉ trật tự xã hội đảm bảo mà từ trong gia đình, việc hình thành nhân cách con người cũng có nhiều thuận lợi hơn. Con người đa dạng vì xuất thân từ nhiều gia đình khác nhau cũng làm cho xã hội phong phú và hấp dẫn hơn.
Gia đình có tính hai mặt: một mặt, tình cảm ấm áp giữa những người thân sẽ gắn kết các thành viên gia đình, là động lực sống cho mọi cá nhân. Mặt khác, gia đình là một xã hội thu nhỏ, vì vậy nó cũng chứa đựng tất cả những mâu thuẫn xã hội. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này không hoàn toàn giống với mâu thuẫn xã hội. Khi nghiên cứu gia đình, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua tính hai mặt này của nó.
Gia đình Thăng Long - Hà Nội cũng không đi ngoài quy luật này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu gia đình Thăng Long - Hà Nội từ khi thành phố được xác định là thủ đô đã không dễ dàng. Thứ nhất, lịch sử đất nước và thủ đô đã trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, thiên tai tàn khốc khiến gia đình không thể phát triển bình thường như ở các mảnh đất yên bình khác. Thứ hai, những tài liệu về gia đình có rất ít trong lịch sử, đặc biệt là những câu chuyện cụ thể và điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu nó. Thứ ba, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ hết sức gắn bó, tương tác và bổ khuyết cho nhau nhưng những biên động xã hội thường được các sử gia ghi chép cẩn thận gắn bó với các triều đại phong kiến trong khi họ lại hầu như quên ghi chép về các hoạt động của gia đình qua các thời đại lịch sử.
Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiên. Sách do GS.TS. Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.
Bằng nhiều nguồn tài liệu và cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận về Lịch sử, Văn học, Triết học, Văn hóa học, Xã hội học, Gia đình học về những vấn đề cơ bản của hôn nhân và gia đình, tác giả đã cố gắng dựng lên một bức tranh tổng quát về gia đình Thăng Long - Hà Nội từ năm 1009 - 2017 (hơn 1000 năm).

Bình luận

Tuyển tập hay nhất