Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954
4.5
68
Lượt xem
7
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
654
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4160-9
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-021-4

Lịch sử vốn là phức hợp. Đó là một ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Tùy theo góc đứng và tầm nhìn, người ta có thể trông thấy những cảnh trí sáng tối khác nhau, thậm chí là những gam màu tương phản đối chọi nhau. Thiếu một tư duy phức hợp, trước đây chúng ta thường nhìn lịch sử một cách thiên kiến đơn chiều, nhiều khi ngộ nhận. Và kèm theo là những đánh giá chủ quan theo một quan điểm tiếp cận nhị phân, “không trắng thì đen, không đen ắt trắng'. Mà thực tế lịch sử thì hoàn toàn không đơn sắc, nó vừa trắng lại vừa đen, hòa trộn cùng nhau. Như André Gide đã nói: “Màu của sự thật là sắc xám”.

Nói về việc đi tìm sự thật lịch sử, chúng ta biết có một con người từng gắn bó với nghề lưu trữ hơn 40 năm, đã say mê, cất công miệt mài đi tìm những bóng hình xưa đã mất, những manh vd vụn của lịch sử Hà Nội trong gần một thế kỷ rưỡi qua. Để rồi cùng với niềm say mê ấy, con người đó lại tự đắm mình vào công việc chắp ghép, phục dựng lại hình hài của một thủ đô trong những bước đường chuyển mình từ một đô thị phong kiến truyền thống sang một thủ phủ cận hiện đại, dưới tác động một chính quyền thực dân phương Tây. Đó là nữ tiến sĩ sử học được đào tạo tại Pháp Đào Thị Diên, vốn có nhiều cơ duyên với mảnh đất quê hương nghìn năm văn vật, từng gắn bó với những con phố nhỏ đầy ắp kỷ niệm tuổi ấu thơ. Khi đã về hưu nhưng chẳng nghỉ, bà vẫn không quản ngại vượt hàng vạn dặm đường sang xứ người, đi các nơi tìm tòi lục lọi, ghi ghi chép chép trong các ô lưu trữ từng dòng chữ nhỏ, từng nét vẽ bản đồ về thủ đô Hà Nội như một vốn liếng tài sản quý giá. ơ Hà Nội, bà làm việc không mệt mỏi với những tập bìa lưu trữ chứa đựng hàng nhiều ngàn những trang bản thảo đã ố vàng, nhiều dòng chữ đã phai mờ, mất nét không còn đọc được, chỉ vì một tình yêu tha thiết và với lòng ước muốn được hiểu rõ, hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra với thành phố quê hương thân yêu từ hàng trăm năm trước. Và những gì bà góp nhặt được đã kết tinh lại trong nhiều cuốn sách viết về Hà Nội, được giới học giả sử dụng và đánh giá cao. Công trình mới nhất mà chúng ta đang có trong tay vẫn thuộc về một dòng mạch quen thuộc của tác giả, nhưng đã được bổ sung thêm nhiều dữ liệu thông tin mới, đó là cuốn “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954”.

Giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng nghiên cứu được xác định trong tên sách như thế là khá rõ. Chi tiết hơn, cuốn sách tập trung vào 4 chủ đề chính: Địa giới - Tổ chức hành chính, Quy hoạch - Xây dựng, Giao thông - Công chính, Văn hóa - Giáo dục. Đó là sự liên kết hữu cơ của những bộ phận trong một chỉnh thể đô thị: cấu trúc đô thị, cơ sở vật chất hạ tầng đô thị, vận hành đô thị và đời sống tinh thần thượng tầng đô thị. Trước và sau phần tuyển dịch toàn văn 85 văn bản pháp quy, có một bài tổng luận phân tích khá sâu sắc giúp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh và một phần phụ lục với nhiều tiện ích bổ trợ hướng dẫn việc tra cứu. Kể ra, nếu có thêm được nhiều những văn bản pháp quy trong hai thập kỷ những năm 1920 và 1930 thì người đọc sẽ có thể tiếp cận đến một số thông tin phong phú và thú vị hơn. Nhìn chung, đó là một công trình tham khảo, một công cụ tra cứu rất bổ ích cho sinh viên, nhà nghiên cứu và tất cả những bạn đọc quan tâm, yêu mến thủ đô Hà Nội, nhất là giới quan chức và những nhà hoạch định chính sách các cấp.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất