Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008)
4.5
6264
Lượt xem
15
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
798
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4159-3
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-020-7

Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) là một công trình nghiên cứu được tiến hành quy mô từ nhiều năm trong Chương trình Khảo cổ học 10 năm (từ năm 2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do PGS.TS. Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ biên, với sự tham gia của hơn 30 nhà khảo cổ học và sử học hàng đầu.

Công trình là tập hợp các kết quả nghiên cứu suốt 110 năm từ 1898 đến tháng 8/2008, khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Năm 1898 là thời điểm thành Hà Nội của vương triều Nguyên bị phá bỏ, những di vật thời Lý - Trần - Lê ở khu vực trung tâm Hà Nội bắt đầu được thu thập nghiên cứu. Đây chính là tổng kết lịch sử của khảo cổ học Hà Nội sau phát hiện đầu tiên từ năm 1896, khi mà người Pháp tiến hành nghiên cứu ngôi mộ gạch Hán ở Cổ Nhuế (Từ Liêm).

Điều đó có nghĩa là lịch sử khảo cổ học Hà Nội được bắt đầu gần như song hành cùng lịch sử khảo cổ học Việt Nam, một lịch sử khá dài với nhiều thời kỳ khác nhau, nhiều thăng trầm khác nhau.

Về kết cấu, ngoài Lời giới thiệu, sách gồm các nội dung:

Chương 1: Vị trí địa lý và lịch sử khảo cổ học Thủ đô Hà Nội trước tháng 8/2008

Chương 2: Khảo cổ học Hà Nội thời đại Đồng thau - Sắt sớm.

Chương 3: Khảo cổ học lịch sử Hà Nội.

Chương 4: Giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ học Hà Nội.

Chương 5: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học Hà Nội.

Tiếp theo, sách giới thiệu Bảng thống kê các di tích khảo cổ học Hà Nội phát hiện từ 1898 đến tháng 8/2008 gồm 122 di tích. Cuối cùng là Phụ lục gồm 115 trang ảnh màu giới thiệu các di tích và hiện vật khảo cổ học.

Việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Trước hết, khối tư liệu đồ sộ về khảo cổ học Hà Nội trước năm 1954 hoàn toàn không có hồ sơ khoa học nào để lại. Khối tư liệu từ năm 1954 đến 1998 lưu trữ cũng không thật đầy đủ theo đúng quy định của khảo cổ học. Đầy đủ nhất là tư liệu về khảo cổ học trong 10 năm qua.

Dẫu vậy, Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) cũng giúp chúng ta thấy được phần nào kho di sản vô giá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó tiêu biểu là khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà từ ngày 01/8/2010 đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những hiện vật khảo cổ học thu được thực sự là những nhân chứng biết nói một cách trung thực nhất, khách quan nhất. Nó giúp soi tỏ những mảng tối, những góc khuất của lịch sử Thủ đô với hàng nghìn năm tuổi mà lâu nay ta mới chỉ phỏng đoán hoặc đưa ra các giả thuyết do điều kiện hạn chế của tư liệu thành văn.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất