Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thần tích Hà Nội
(Xếp theo ABC tên phường xã)
4.5
5565
Lượt xem
14
Đã bán
Chọn sản phẩm
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Hà Nội
Người dịch:
Năm XB:
2019
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24 (cm)
Số trang:
722
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-55-4143-2
Mã ISBN Điện tử:
978-604-355-013-9

Thăng Long xưa - Hà Nội nay còn lưu giữ hàng trăm thần tích; trên mảnh đất này, những di sản đình, đền, miếu mạo bền bỉ song hành với cuộc sống hiện đại. Người Hà Nội ngày nay dường như vẫn còn tìm một mối hòa đồng với thế giới tâm linh, thấy ở đó tiềm ẩn một năng lượng vô hình hữu hiệu. Đúng như lời Tựa sách Lĩnh Nam chích quái nhận định:“Lĩnh Nam liệt truyện há có phải chỉ riêng khắc vào đá viết vào tre mới là quý hơn ở bia miệng đâu? Từ đứa bé hôi sữa đến cụ già bạc tóc đều truyền tụng để tỏ lòng yêu dấu để tỏ ý chê trách thì tất là có quan hệ đến cương thường, phong hóa, sự bổ ích há lại nhỏ bé ư”. Vì thế, việc sưu tầm, giới thiệu, dịch thuật thần tích Thăng Long - Hà Nội mang một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ cung cấp tư liệu để nghiên cứu về các lĩnh vực lịch sử, văn học, tôn giáo, dân tộc... mà còn giúp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ trẻ và để chúng ta hiểu thêm về mảnh đất Kinh đô xưa - Thủ đô nay linh thiêng và hào hoa đến nhường nào.

Thần tích là loại hình văn bản quen thuộc trong hệ thống tư liệu Hán Nôm ở làng Việt Nam, thường được viết bằng chữ Hán ghi lại lai lịch, công trạng của các vị thần do người dân phụng thờ tại các đình, đền, miếu, nghè và trở thành “biểu tượng của tiến trình lịch sử mà ký ức cộng đồng còn lưu giữ được”. Theo thống kê, ở Hà Nội hiện còn lưu giữ một lượng lớn các thần tích với nội dung khá phong phú và đa dạng. Sự tích của các thần ở mỗi địa phương tuy được ghi chép khác nhau nhưng đều tựu chung ở điểm là những vị có công với nước, khi mất đi được dân làng thờ cúng, được nhà nước ban cấp sắc phong và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sự tích các thần gắn với việc thờ cúng tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại gắn với ý thức tôn vinh kỳ tích của cha ông trong quá khứ. Chính vì những lẽ ấy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuyển dịch, chú giải về thần tích Hà Nội.

Trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, được xuất bản năm 2010, cuốn sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập thần tích” do PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh chủ trì thực hiện là công trình đồ sộ tập trung tuyển chọn, dịch thuật thần tích Hà Nội trên một không gian rộng lớn gồm khắp 29 quận huyện trong thành phố với trục thời gian kéo dài theo suốt tiến trình lịch sử của Thăng Long, Hà Nội.

Kế thừa công trình của các tác giả đi trước và một phần công trình cấp Viện do cán bộ phòng Văn bản Lịch sử - Địa lý Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện từ năm 2008 - 2010, cuốn sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thần tích Hà Nội” do PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì là một công trình khảo cứu công phu, tuyển chọn 70 thần tích và bản kể sự tích viết bằng chữ Hán, chữ Nôm được chép trong 33 văn bản thần tích của huyện Hoàn Long, Hà Nội (chủ yếu thuộc 4 quận nội thành: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và trung tâm Hà Nội - quận Hoàn Kiếm) và tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm mang ký hiệu AE. hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Cuốn sách không chỉ dịch thuật, giới thiệu mà đã phân loại và làm nổi bật đặc điểm giá trị của thần tích Hà Nội như thần tích quan phương và bản ghi chép sự tích các thần ở địa phương. Bên cạnh đó công trình còn đi sâu làm rõ đặc điểm của thần tích Thăng Long - Hà Nội từ quá trình sao chép, niên đại, tác giả, trữ lượng, giúp người đọc hiểu rõ về quá trình văn bản hóa thần tích và việc thờ cúng bách thần ở các địa phương thuộc Thăng Long - Hà Nội.

Bình luận

Tuyển tập hay nhất